Dầu bôi trơn và kỹ thuật bôi trơn

6/16/2013 08:59:00 CH |
Dầu bôi trơn và kỹ thuật bôi trơn
Hiện nay, nhiều người sử dụng xe ô tô vẫn chưa có hiểu biết sâu sắc về dầu bôi trơn và kỹ thuật sử dụng dầu bôi trơn. Nếu sử dụng sai loại dầu quy định (sai về cấp chất lượng API hoặc sai về cấp độ nhớt SAE) sẽ làm tổn hại đến động cơ xe, thậm chí làm ảnh hưởng đến người sử dụng khi động cơ hoạt động không hoàn hảo.
Bôi trơn là biện pháp làm giảm ma sát và mài mòn đến mức thấp nhất, bằng cách tạo ra giữa các bề mặt ma sát một lớp chất đệm được gọi là chát bôi trơn. Phần lớn các chất bôi trơn phổ biến hiện nay là dầu nhờn và mở. Lựa chọn chất bôi trơn cho xe ô tô cần theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất để lựa chọn đúng loại dầu mỡ sử dụng cho xe ô tô gồm: dầu động cơ, dầu hộp số, dầu cầu, dầu trợ lực tay lái, dầu phanh, mỡ…
Riêng về dầu động cơ, điều cần thiết phải lưu ý người sử dụng xe là phải sử dụng loại dầu có cấp chất lượng và cấp độ nhớt đúng quy định cũng như thời gian thay dầu theo khuyến cáo của hãng sản xuất . Vấn đề này trước đây đã được đề cập đến trên ô tô XMVN năm 2001, dưới đây nhắc lại các điểm chính khi lựa chọn dầu động cơ cho xe ô tô.
1. Chọn dầu theo cấp chất lượng API (American Petroleum Institute) Dầu nhờn dùng cho động cơ xăng được phân loại theo cấp chất lượng API cho đến thời điểm hiện nay được chia làm 9 loại: SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH, SJ (cấp chất lượng sau cao hơn cấp trước), tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay đã cấm sử dụng loại SA, SB do không đạt yêu cầu chất lượng đối với các loại xe đang lưu hành. Xu hướng hiện nay đa số xe xăng đời mới đều khuyến cáo sử dụng dầu phẩm cấp API từ SG hoặc SH trở lên.
Riêng dầu nhờn dùng cho động cơ diesel phân loại theo API thành 7 loại: CA, CB, CC, CD, CDII, CE, CF. Các xe diesel nên sử dụng loại dầu có cấp phẩm chất CD trở lên. Tuy vậy, nhiều hãng sản xuất dầu nhờn đều đã sản xuất loại dầu lưỡng dựng dùng chung cho cả động cơ xăng và diesel. Loại dầu này đều ghi rõ cấp phẩm chất chung như: SE/CD. SF/CE…
2. Chọn dầu theo tiêu chuẩn độ nhớt SAE (Society of Automotive Engineer).
Độ nhớt của dầu được đo bằng centisstock ở 1000C là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến tổn hao ma sát. Phân loại theo tiêu chuẩn độ nhớt SAE, dầu nhờn được phân loại làm 11 loại (OW, 5W, 10W, 15W, 20W, 25W, 20, 30, 40, 50, 60). Loại dùng cho mùa đông có ký hiệu W, còn lại là loại dùng cho mùa hè. Dầu đa cấp là dầu thoả mãn cả hai cấp độ nhớt dành cho mùa đông và mùa hè và có nhiệt độ ít thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
ở Việt Nam cấp độ nhớt thích hợp thường là loại dầu SAE 30, SAE 40, hoặc dầu đa cấp SAE 15W – 30, SAE 15W – 40, có độ nhớt nằm trong phạm vi 9,3 đến 16,3 cSt.
Tóm lại để lựa chọn dầu nhớt bôi trơn hiệu quả cho chiếc xe của mình, thông thường nên theo thứ tự ưu tiên:
* Lựa chọn theo khuyến cáo của nhà chế tạo: theo sổ tay hướng dẫn sử dụng ô tô…
* Lựa chọn theo điều kiện làm việc, tình trạng kỹ thuật của thiết bị: nếu như không có tài liệu sổ tay hướng dẫn sử dụng ô tô. Theo kinh nghiệm có thể thay dầu nhờn theo thời gian biểu sau đây:
- lần thay dầu thứ nhất : 1.500 km vận hành đầu tiên
- Lần thay dầu thứ hai 5.000km tiếp theo
- Sau đó cứ 10.000 km thay dầu một lần.
Read more…

Cách lựa chọn dầu động cơ

6/16/2013 08:57:00 CH |
-Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Khi phân loại theo tính năng API, các ký tự sau chữ “S” hay “C” có thứ tự càng lớn trong bảng chữ cái càng tốt.
Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối với hầu hết những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các loại dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó dùng để chỉ từ “Winter”.
Ký hiệu chỉ loại dầu nhờn của Castrol được bán ở Mỹ. Ảnh: Castrol.
Ký hiệu chỉ loại dầu nhờn “10W-30″ của Castrol được bán ở Mỹ. Ảnh: Castrol.
Tác dụng và tính chất của dầu nhờn
Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.
Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.
Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.
Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt
Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.
Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt N amchỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.
Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là “dầu bốn mùa”. Khi có chữ “W”, khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả mùa đông và mùa hè.
Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp…
Phân loại dầu theo tính năng
Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute).
API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C (Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API chia thành CA, CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới.
Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ 2 cách phân loại này. Tùy thuộc vào đặc điểm động cơ mà những hãng xe hơi khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng loại dầu nào. Bạn có thể tự đánh giá hay lựa chọn cho mình, nhưng tốt hơn cả hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia hay nhờ kỹ thuật viên của hãng tư vấn.

Read more…

Kiểm tra chất lượng dầu thủy lực đang sử dụng

6/16/2013 08:54:00 CH |

Kiểm tra chất lượng dầu thủy lực đang sử dụng

1. Kiểm tra bằng mắt
 Kiểm tra bằng mắt chủ yếu thông qua việc quan sát màu sắc và thử mùi của dầu thủy lực   để tiến hành đưa ra phán đoán. Nếu màu sắc của dầu thủy lực nhạt đi chúng ta nên xem xét đến khả năng có bị pha trộn với dầu tái sinh không, lúc cần thiết phải kiểm trả độ nhớt của dầu. Nếu màu sắc của dầu đậm hơn, thậm chí bắt đầu chuyển sang đen điều này thể hiện rõ ràng dầu đã bị biến chất hoặc bị nhiễm tạp chất. Như vậy nếu thời gian sử dụng dầu chưa lâu thì chứng tỏ máy lọc dầu đã bị hỏng hoặc bị nhiễm tạp bằng con đường khác. Nếu màu sắc của dầu đậm hơn nữa và không còn trong suốt và có vẩn đục, điều này chứng tỏ dầu đã hoàn toàn hỏng hoặc bị nhiễm tạp chất nghiêm trọng. Nếu màu sắc của dầu không thay đổi nhiều lắm nhưng có vẩn đục và không trong suốt, đây có khả năng trong dầu có lẫn nước, ít nhất là chứa 0,03% nước, lúc cần thiết phải tiến hành kiểm tra thành phần nước. Nhưng cần chú ý, có một số dầu thủy lực loại cao cấp lúc mới đổ vào trong hộp dầu khi mới nhìn qua tưởng như có vẩn đục, nhưng trải qua một quá trình vận hành máy dầu sẽ trở nên trong suốt và không bị mất đi tính năng vốn có, thì vẫn được coi là bình thường.
   Bảng Độ Ô Nhiễm Của dầu thủy lực  Và Cách Xử Lý
Quan sát bằng mắt
Mùi vị
Tình trạng
Cách xử lý
Màu sắc dầu   trong suốt, không thay đổi
Tốt
Tốt
Tiếp tục xử dụng
Dầu trong suốt nhưng nhạt màu hơn
Tốt
Có pha trộn dầu khác
Kiểm tra độ nhớt, nếu tốt thì tiếp tục sử dụng
Dầu biến thành nhủ trắng
Tốt
Có lẫn không khí và nước
Tách nước, thay một phần hoặc thay toàn bộ dầu
Dầu chuyển sang màu đen hoặc nâu
Không tốt
Oxy hóa biến chất
Thay toàn bộ
Dầu trong suốt có chút một số điểm đen
Tốt
Có lẫn tạp chất
Sau khi lọc, kiểm tra các tiêu chuẩn có liên quan khác, nếu tốt thì sử dụng tiếp, không thì thay
Dầu trong suốt và phát sáng
Tốt
Có lẫn bột kim loại
Sau khi lọc, kiểm tra các tiêu chuẩn có liên quan khác, nếu tốt thì sử dụng tiếp, không thì thay
2. Kiểm tra độ nhớt
Độ nhớt dùng để đo lường các chỉ số chính của sự suy thoái dầu thủy lực. Trong phòng thí nghiệm của thể giới thông qua các thử nghiệm độ nhớt động học tiến hành đo lường định lượng. Mang các giá trị đo được đem so sánh với độ nhớt động học của dầu mới, nếu sự thay đổi vượt qua 10% giá trí phạm vi thay đổi thì nên thay dầu thủy lực mới.
Lúc kiểm tra tại hiện trường , các đơn giản là sử dụng 2 ống thử đường kính 10-15mm chiều dài 200 – 250 mm. Trong 2 ống thử ta đổ vào 1/3 dung tích 2 ống cùng một nhãn hiệu dầu thủy lực ( một ống dầu mới, 1 một ống dầu cũ), sau đó bị kín miếng ống. Trong cùng một điều kiện nhiệt độ, ta đồng thời đảo ngược 2 ống chứa dầu trên, cùng lúc kiểm tra thời gian gia tăng bọt trong dầu thủy lực. Nếu chênh lệch thời gian gia tăng bọt của dầu cũ và mới vượt qua 10% tổng thời gian gia tăng bọt của dầu mới, chứng tỏ độ biến đổi của dầu thủy lực đã vượt quá 10%, lúc này ta nên xem xét tiến hành lọc dầu hoặc thay dầu mới.
3. Kiểm tra thành phần nước
Thành phần nước là chỉ hàm lượng nước có trong  dầu thủy lực gây ô nhiễm thành phần chất lỏng trong dầu thủy lực. Hàm lượng nước trong dầu thủy lực thường được biểu thị dưới dạng %. Phương pháp tiêu chuẩn để đo lường thành phần nước trong dầu thủy lực ở phòng thí nghiệm là dùng phương pháp KAYL – FISHEY, chủ yếu dùng để đo độ ẩm trong dầu thủy lực. Nếu thao tác tiến hành tỉ mỉ có thể đo tới mới độ nhỏ nhất là 1ppm.
Tại hiện trường có thể áp dụng phương pháp đo lường bằng kinh nghiệm. Sử dụng một ống thử đường kính 15mm dài 150mm, đổ dầu thủy lực vào ống thử cho tới độ cao 50mm, sau đó lắc mạnh dầu mẫu ở trong ống, dùng kẹp ống để kẹp ống thử chứa dầu mẫu và hở trên đèn cồn để tăng nhiệt độ, nếu không có âm thanh rõ ràng chứng tỏ trong dầu không chứa thành phần nước, nếu liên tục phát ra âm thanh nhưng nhỏ và thời gian không vượt quá 20 – 30 s thì lượng nước trong dầu nhỏ hơn 0,03%, nếu liên tục phát ra âm thanh vượt quá 40 -50 s thì có thể đoán biết lượng nước trong dầu vào khoảng 0,05 – 0,10%. Lúc này ta nên xem xét tách nước ly tâm hoặc thay dầu.
Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp lọc giấy để kiểm tra, nếu ở đường biên thấm lan của giọt dầu trên giấy có các đường viên ren thì chứng tỏ lượng nước trong dầu đã vượt tiêu chuẩn. Cũng có thể sử dụng phương pháp quan sát bằng mắt lượng hỗn tạp trong dầu để đánh giá hàm lượng nước trong dầu thủy lựcg
Read more…

Chức năng của dầu nhờn động cơ

6/16/2013 08:53:00 CH |
Chức năng của dầu nhờn động cơ



(3/30/2012) Dầu nhờn động cơ có 05 chức năng chính, gồm:
Dầu nhờn động cơ có 05 chức năng chính, gồm:             1. Bôi trơn: Dầu nhờn động cơ làm giảm ma sát và sự mài mòn xảy ra khi các bộ phận của động cơ chuyển động và cọ sát vào nhau.
            2. Làm mát: Dầu nhờn động cơ hấp thụ nhiệt được tạo ra trong quá trình hoạt động của động cơ, giúp cản trở tăng nhiệt quá cao.
            3. Làm kín: Dầu nhờn động cơ làm kín khoảng trống giữa Séc măng và lót xy lanh để ngăn áp suất cháy (năng lượng động cơ) thoát ra ngoài.
            4. Làm sạch: Dầu nhờn động cơ ngăn các chất thải của quá trình đốt cháy và các tạp chất được tạo ra do quá trình oxy hóa không bị dính vào phía trong động cơ, giúp giữ cho động cơ sạch sẽ.
            5. Chống ăn mòn: Dầu nhờn động cơ trung hòa các axit được tạo ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu, ngăn sự tạo rỉ sắt và sự ăn mòn hóa học các chi tiết của động cơ.

Read more…

Các loại dầu nhờn

6/16/2013 08:51:00 CH |
Các loại dầu nhờn



(3/30/2012) Tùy theo đối tượng sử dụng, dầu nhờn có thể được phân thành các loại sau:
Tùy theo đối tượng sử dụng, dầu nhờn có thể được phân thành các loại sau: 1.  Dầu nhờn động cơ: Là dầu nhờn sử dụng cho các loại động cơ nổ.
Trong số các chủng loại dầu nhờn, dầu động cơ chiếm tỷ trọng khoảng 70%.
2.  Dầu nhờn công nghiệp: Là dầu nhờn sử dụng cho các loại máy và hệ thống công nghiệp.
Dầu công nghiệp gồm: Dầu nhờn Thủy lực, dầu nhờn Bánh răng, dầu nhờn Turbin, dầu nhờn cho Máy nén khí, dầu nhờn cắt gọt kim loại, dầu nhờn bôi trơn máy công cụ, dầu truyền nhiệt, một số chủng loại dầu nhờn công nghiệp khác, …
3.  Dầu nhờn hàng hải: Là dầu nhờn sử dụng cho các loại động cơ máy thủy.

Read more…

Thành phần của dầu nhờn

6/16/2013 08:49:00 CH |
Thành phần của dầu nhờn



(3/30/2012)Dầu nhờn thông thường gồm 02 thành phần chính là Dầu gốc và Phụ gia.
Dầu nhờn thông thường gồm 02 thành phần chính là Dầu gốc và Phụ gia. * Dầu gốc: là thành phần chính của dầu nhờn và thường có các đặc tính cơ bản của dầu nhờn là độ nhớt, chỉ số độ nhớt, điểm đông đặc, điểm chớp cháy.
Dầu gốc thường chiếm tỷ trọng trên 80% của dầu nhờn.
Hiện có 03 loại dầu gốc thông dụng gồm:
            – Dầu gốc khoáng: Là loại dầu gốc được tách ra từ dầu mỏ thông qua quá trình lọc hóa dầu.
            – Dầu gốc tổng hợp: Là loại dầu gốc được tạo ra bởi các phản ứng hóa học, thông thường là việc tổng hợp các hydro cacbon hoặc từ các hợp chất có phân tử lượng thấp.
            – Dầu gốc bán tổng hợp : Là loại dầu gốc được tạo ra từ việc pha chế dầu gốc khoáng và dầu gốc tổng hợp theo một tỷ lệ nhất định tùy theo mục đích sử dụng.
   * Phụ gia: là các hợp chất hóa học được pha chế với dầu gốc để tạo nên dầu nhờn.
Phụ gia thường chiếm tỷ trọng từ 0.01 % đến 20% trong dầu nhờn.
Phụ gia thường có các loại với các tính năng tương ứng gồm: Phụ gia chống oxy hóa, phụ gia chống ăn mòn, phụ gia chống gỉ, phụ gia chống tạo cặn, phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, phụ gia chống tạo bọt, phụ gia chống tạo nhũ, phụ gia tẩy rửa, một số loại phụ gia đặc chủng khác…
Read more…

Lưu ý khi sử dụng dầu phanh

6/16/2013 08:48:00 CH |
Lưu ý khi sử dụng dầu phanh
Do thời tiết nước ta có độ ẩm lớn và nhiệt độ cao nên việc bảo quản dầu phanh cũng như đổ thêm dầu phanh cần hết sức cẩn thận, tránh tiếp xúc với khí ẩm. Là huyết mạch của hệ thống phanh thủy lực của ôtô, dầu phanh đóng vai trò quyết định để xe của bạn có thể vận hành an toàn. Khác với các loại dầu mỡ bôi trơn dùng cho việc giảm thiểu ma sát, làm mát ổ trục máy, bao kín các khe hở của piston, xilanh dầu phanh lại đảm nhiệm vai trò truyền lực là chủ yếu.
Do mang đặc tính không chịu nén của chất lỏng nên dầu phanh có thể truyền lực tác động từ bàn đạp phanh đến các bộ phận của hệ thống phanh một cách chính xác nhất. Chức năng truyền lực này đòi hỏi dầu phanh phải có độ nhớt khá cao trong khi chỉ số độ nhớt lại nhỏ. Tính chất hóa lý của dầu phanh phải ổn định, độ bay hơi thấp và điều đặc biệt là không có bọt. Dầu phanh các hãng Castrol, BP, Shell… đều có gốc glycol hoặc silicone và có độ nhớt thích hợp, không ăn mòn kim loại và các vật liệu của hệ thống phanh (cao su, chất dẻo, gang, thép…), đảm bảo bôi trơn bề mặt chịu tải cao…
Các chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng của dầu phanh có nhiều điểm khác biệt so với dầu nhờn bình thường nhất là chỉ tiêu kỹ thuật về điểm sôi khô (là nhiệt độ sôi của dầu phanh thuần khiết không có lẫn nước và điểm sôi ướt (nhiệt độ sôi của dầu phanh ngậm nước. Thành phần nước càng lớn, điểm sôi càng thấp, dầu phanh sủi bọt làm giảm khả năng truyền lực của phanh và chính bọt nước này là nguyên nhân gây mòn kim loại).
Điểm sôi ướt sẽ cho thấy đánh giá chất lượng dầu phanh. Khi sử dụng phanh, nhiệt độ của vùng xilanh phanh thường tăng cao trong thời gian ngắn. Nếu dầu phanh sôi ở nhiệt độ dưới 150°C thì hệ thống phanh mất tác dụng do dầu có bọt trở thành hỗn hợp chịu nén gây nguy hiểm, mất an toàn. Ngoài ra còn có hiện tượng dầu phanh ngậm nước ảnh hưởng đến điểm sôi ướt thường phát sinh từ quá trình bảo quản, dầu phanh tiếp xúc không khí, hơi nước sẽ xâm nhập vào dầu phanh.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu phanh như DOT 3, DOT 4, DOT 5. Các loại này phải có nhiệt độ sôi cao để tránh dầu bay hơi do nhiệt độ cao từ hệ thống phanh. DOT 3 là loại dầu phanh gốc glycol khá thông dụng tại Việt Nam và có nguồn. Nhước điểm của dầu gốc glycol là tính hút nước cao
DOT 5 khác với DOT 3 và DOT 4 khi có gốc silicone không hấp thụ hơi ẩm từ không khí và không tấn công bề mặt sơn như glycol.
Khi sử dụng dầu phanh nhất là các xe có hệ ABS, cần lưu ý các điểm sau đây:
- Do thời tiết nước ta có độ ẩm lớn và nhiệt độ cao nên việc bảo quản dầu phanh cũng như đổ thêm dầu phanh cần hết sức cẩn thận tránh tiếp xúc với khí ẩm. Thời gian thay dầu phanh thường sau 10.000 km xe lăn bánh. Nhưng nếu xe ở vùng cao, khi đổ dốc thường rà phanh dễ làm cho dầu phanh sủi bọt, làm mất khả năng phanh hãm. Vì vậy, việc xả bọt trong dầu phanh là rất cần thiết.
- Không dùng lẫn dầu phanh vì dầu phanh của các hãng đều có phụ gia khác nhau.
- Dầu phanh DOT3 và DOT4 ăn sơn rất mạnh nên tránh không để dầu phanh dây dính vào vỏ thân xe để khỏi bị rộp sơn.
- Khi sử dụng dầu phanh, tránh không để dầu phanh dính vào tay chân, quần áo và nhất là phải đeo kính bảo hộ khi rót dầu phanh

Read more…

Phân loại mỡ ô tô theo NLGI

6/16/2013 08:46:00 CH |
Câu hỏi thường gặp
Phân loại mỡ ô tô theo NLGI

(2010-09-10 03:59:00)


Viện dầu mỡ bôi trơn quốc gia Hoa kỳ-NLGI(The National Lubricating Grease Institute) phối hợp với hiệp hội kỹ sư ô tô-SAE(Society of Automotive Engineers)và Hiệp hội Thử nghiệm Hoa Kỳ và Vật liệu Hoa Kỳ-ASTM(American Society for Testing and Materials),đã phát triển một hệ thống cho việc chỉ định, mô tả, phân loại và đặc to1nh của mỡ dùng hco ô tô .
Hệ thống này phân loại mỡ thành hai loại, trong đó 3 cấp dùng cho mỡ bôi trơn ổ bi may-ơ bánh xe, hai cấp dùng cho mỡ bôi trơn khung gầm hoặc kết hợp hai loại cho cả bôi trơn moay ơ và khung gầm .
LOẠI PHỤC VỤ CHO KHUNG GẦM :
Cấp NLG LA cho khung gầm :
Điển hình cho những bộ phận của khung gầm và khớp các-đăng ở trong xe khách, xe tải và một số xe khác chỉ dưới tải nhẹ, được gặp trong hoạt động của xe ít thay mỡ trong những ứng dụng không quan trọng .
Như một chỉ số cấp phục vụ, điểm nhỏ giọt cho cấp NLGI LA tối thiểu phải là 80 độ C. Có những thử nghiệm khác xác định rõ hơn cấp này .
Cấp NLGI LB cho khung gầm :
Điển hình cho những bộ phận của khung gầm và khớp các-đăng ở trong xe khách, xe tải và một số xe khác dưới tải nhẹ tới khắc nghiệt, được gặp trong những xe hoạt động dưới những điều kiện mà có thể bao gồm những định kỳ thay mỡ kéo dài, hoặc tải cao, rung động mạnh, để hở nước và các chất nhiễm bẩn dễ xâm nhập .
Như một chỉ số cấp phục vụ, điểm nhỏ giọt cho cấp NLGI tối thiểu phải là 150 độ C. Có những thử nghiệm khác xác định rõ hơn cấp này.
LOẠI PHỤC VỤ CHO Ổ TRỤC BÁNH XE
Cấp NLGI GB Cho ổ trục bánh xe
Điển hình cho hoạt động của ổ trục bánh xe trong xe khách, xe tải và một số xe khác dưới tải nhẹ, gặp trong hoạt động của xe thay mỡ thường xuyên trong những ứng dụng không quan trọng .
Như một chỉ số cấp phục vụ, điểm nhỏ giọt cho cấp NLGI GA tối thiểu là 80 độ C, Có những thử nghiệm khác xác định rõ hơn cấp này .
Cấp NLGI GB cho ổ trục bánh xe
Điển hình cho hoạt động bạc đạn ổ trục bánh xe ở trong xe khách, xe tải và một số xe khác dưới tải nhẹ tới trung bình, được gặp trong hầu hết các xe hoạt động trong thành phố bình thường, đường cao tốc và trong phục vụ công trường .
Như một chỉ số cấp phục vụ, điểm nhỏ giọt cho cấp NLGI GB tối thiểu là 175 độ C. Có những thử nghiệm khác xác định rõ hơn cấp này .
Cấp NLGI GC cho ổ trục bánh xe
Điển hình cho hoạt động bạc đạn ổ trục bánh xe trong xe khách, xe tải và một số xe khác dưới tải nhẹ tới khắc nghiệt, gặp trong một số xe hoạt độngdưới điều kiện đưa đến nhiệt độ cao của bạc đạn.Điều này bao gồm những xe hoạt động dưới chế độ dừng-chạy thường xuyên hoặc dưới chế độ thắng khắc nghiệt .
Như một chỉ số cho cấp phục vụ, điểm nhỏ giọt cho cấp NLGI GC tối thiểu phải là 220 độ C. Có những thử nghiệm khác xác địng rõ hơn cấp này .
Read more…

Chức năng của dầu động cơ

6/16/2013 08:44:00 CH |
Một động cơ được tạo nên bằng rất nhiều bộ phận chuyển động quan trọng như là các pít tông, trục máy, các van và trục cam. Dầu động cơ đóng vài vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng những bộ phận này làm việc với nhau một cách chính xác.
- Là một chất bôi trơn: giảm ma sát và sự mài mòn xảy ra khi các bộ phận chuyển động cọ sát vào nhau ví dụ giữa lót xy lanh và pít tông hay trục cam.
- Là chất làm lạnh: hấp thụ nhiệt được tạo ra trong khoang đốt cháy và pít tông, làm lạnh động cơ và giúp cản trở tăng nhiệt quá cao.

- Là chất chống rò rỉ: dính khoảng trống giữa vòng pít tông và lót xy lanh để ngăn áp suất cháy ( năng lượng động cơ) thoát ra ngoài.
nhot trong piton xi lanh
- Là chất tẩy rửa: ngăn các chất thải của quá trình đốt cháy và các tạp chất được tạo ra do quá trình oxy hóa không bị dính vào phía trong động cơ,giúp giữ nó sạch sẽ.
- Là chất ức chế rỉ sắt: trung hòa các axit được tạo ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu, ngăn sự tạo rỉ sắt và sự mài mòn lên phía trên.
thu nghiem lam sach mobil thu nghiem lam sach mobil 2
Read more…

Phân biệt dầu hộp số công nghiệp và dầu cầu(hộp số ô tô)

6/16/2013 08:41:00 CH |
Câu hỏi thường gặp
Phân biệt dầu hộp số công nghiệp và dầu cầu(hộp số ô tô)
(2010-06-23 11:14:00)
Hỏi: Tôi thường nghe nói về dầu hộp số và biết nó có nhiều loại nhưng không biết nên dùng loại nào và phân biệt chúng ra saoMáy của công ty tôi dùng loại dầu cầu 140 đổ vào trong hộp giảm tốc với vòng bi tải trọng nặng liệu có được không?
TL:
Đúng là dầu hộp số thì có nhiều loại. Vì hộp số công nghiệp và hộp số ô tô khác nhau về điều kiện hoạt động, do đó cũng cần những loại dầu khác nhau. Cũng vì dân ta hay gọi dân dã là dầu hộp số hay dầu cầu nên thường dễ gây nhầm lẫn. Xin đưa ra sự phân biệt như sau:
- Đối với hộp số ô tô , hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, tải trọng và chịu cực áp trung bình, vận tốc làm việc cao, do đó sử dụng các loại dầu đặc chủng là dầu hộp số (Gearbox Oil). Các hãng dầu nhớt đều có dòng sản phẩm này. Ví dụ: sản phẩm của BP có tên Gear Oil 140 XP hoặc Gear Oil 90 XP. Cũng tương tự như dầu động cơ, dầu cầu cũng có loại đơn cấp và đa cấp. Sự phân biệt nằm ở các ký hiệu: 140(đơn cấp) hoặc 85W-140(đa cấp), 90 hoặc 80W-90. Ở điều kiện thông thường, độ nhớt đặc trưng đo ở 40 độ C đối với dầu 140 thường là trên 300 cSt. Sự hiểu lầm bắt nguồn từ đây!
Thông thường ta cứ xem số 140 (hoặc 90) là độ nhớt của dầu (như trường hợp với các loại dầu động cơ, thủy lực) mà không cần biết rằng độ nhớt đo ở nhiệt độ nào. Nhiệt độ càng cao thì độ nhớt càng giảm. Vậy, nói dầu cầu 140 (hoặc 90) không phải là nói độ nhớt của dầu cầu ở 40 độ C là 140(hoặc 90) mà là nói độ nhớt ở nhiệt độ làm việc của nó(100 độ C hoặc hơn)!
- Đối với hộp số công nghiệp, hoạt động trong điều kiện nhiệt độ không cao lắm, vận tốc vòng bánh răng chậm hơn ở ô tô nhiều lần, nhưng lại chịu tải trọng và cực áp cao, do đó ta thường phải sử dụng loại dầu có tên: dầu bánh răng công nghiệp (industrial gear oil). Đối với loại dầu này, người ta không phân biệt đơn cấp hay đa cấp, chỉ phân biệt qua độ nhớt của chúng. Thông thường, các độ nhớt dầu thuộc dải : 68, 100, 150, 220, 320, 460, 680, 1000. Vòng bánh răng càng nặng, công suất máy càng lớn thì càng phải dùng dầu có độ nhớt cao. Độ nhớt của chúng gắn liền với tên dầu và được đo ở 40độ C. Ví dụ, sản phẩm của BP có tên: Energol GR-XP 150, 220, 320…
Quay trở lại với câu hỏi của bạn đã hỏi, nếu đúng như bạn đã làm là mua dầu cầu 140 đổ vào máy thì nếu máy vẫn chạy được thì thật là may. Có thể độ nhớt yêu cầu của máy bạn là dầu bánh răng 320 nên khi đổ dầu cầu 140 vào thì vẫn đạt yêu cầu. Thật may, phẩm cấp của dầu cầu ô tô thường là GL-4 hoặc GL-5, chịu cực áp tốt nên hóa ra việc bạn dùng dầu này đã biến bạn thành “cao thủ”. Nhưng nếu máy của bạn yêu cầu dầu có độ nhớt khác (68, 100, 150, 220, 460, 680…) thì thật nguy hiểm. Bởi vì nếu độ nhớt yêu cầu nhỏ hơn 320 mà bạn đổ dầu này vào thì độ luôn chuyển dầu sẽ không đạt, gây “bó” máy, có thể còi báo động sẽ hú ầm ĩ.Còn nếu độ nhớt dầu yêu cầu lớn hơn 320 thì khi đổ vào sẽ làm máy hoạt động không đủ công suất đồng thời dễ gây mài mòn, gây nên hiện tượng “mỏi” thời gian dài và dẫn đến gãy vỡ bánh răng.
Chúc bạn có được sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả!
Read more…

Top Hot